Cách dạy con flashcard

Theo Phương pháp của Glenn Doman và Makoto Shichida, bạn nên giới thiệu thẻ với con càng nhanh càng tốt.

Bằng cách đó, những thông tin bạn đưa ra sẽ được hấp thụ một cách vô thức vào bán cầu não phải. Học tập không đòi hỏi nỗ lực và lại rất nhanh chóng. Trước 3,5 tuổi, bộ não sẽ tiếp nhận mọi thông tin theo cách này.


Ngày thứ nhất Giới thiệu 5 thẻ chữ- 5 thẻ hình : ví dụ: xoài , lê, cam, táo, nho - Bộ trái cây (tc1)

Có thể học trên bàn hoặc ở dưới sàn. Gọi bé: Bông ơi, nhìn này

Mẹ tráo thẻ chữ và đọc (xoài , lê, cam, táo, nho) xong tráo thứ tự các thẻ rồi cất sang bên cạnh.

Tiếp tục: Chúng ta hát bài Một con vịt nhé

Mẹ hát, bé hát theo, mẹ nhấn vào các từ cuối câu.

Tiếp: Vỗ tay

Tiếp: Con nhìn này

Mẹ tráo thẻ hình và đọc (nho, lê, cam, táo,xoài) xong tráo thứ tự các thẻ rồi cất sang bên cạnh.

2 mẹ con đi chơi thôi. (có thể chơi dung dăng dung dẻ 1 vòng trong nhà rồi lại quay lại học tiếp)

….

Ví dụ thế

Tuỳ khả năng của bé có thể ngồi với bạn bao lâu

Có thể tập trung nhìn thẻ trong bao lâu

Chỉ cần NHỚ nguyên tắc : “DỪNG LẠI TRƯỚC KHI TRẺ MUỐN DỪNG”

Nếu bé có thể tập trung trong 10giây, bạn tráo mỗi lần 5 thẻ, mỗi thẻ 2 giây là hết 10giây

Nhưng nếu bé chỉ tập trung đc 5 giây, thì bạn tráo 3 thẻ thôi

Nếu bé tập trung đc 3 giây thì tráo 1 thẻ

…..

Nếu bé có thể ngồi học 15 phút ko biết chán, bạn chỉ dạy 10-12p

Nếu bé chỉ ngồi đc 5 phút, bạn chỉ nên dạy 3 phút.

Tiếp ngày 2:

Giữ nguyên thẻ của ngày 1.

Thêm 5 thẻ hình - 5 thẻ chữ mới: ví dụ: chó, mèo, lợn, gà, bò. - Bộ động vật (đv1)

Ngày 2: tc1 + đv1

Vậy là bạn có tổng cộng 10 thẻ hình và 10 thẻ chữ. Bạn có thể để riêng thẻ của ngày 1, thẻ của ngày 2. Cũng có thể trộn vào nhau rồi chia ra làm các bộ mới mỗi bộ 5 thẻ.

Ngày thứ 3: Giữ nguyên thẻ của ngày 1, ngày 2.

Thêm vào 5 thẻ hình-5 thẻ chữ mới: ví dụ: ngô, nấm, bí, mướp, bầu - Bộ rau củ (rc1)

Ngày 3: tc1 + đv1 + rc1

Tổng cộng bạn có 15 thẻ hình và 15 thẻ chữ.

Bạn có thể để riêng thẻ của ngày 1, thẻ của ngày 2, ngày 3. Cũng có thể trộn vào nhau rồi chia ra làm các bộ mới mỗi bộ 5 thẻ.

Ngày thứ 4: Giữ nguyên thẻ của ngày 1, ngày 2,ngày 3.

Thêm vào 5 thẻ hình-5 thẻ chữ mới: ví dụ: ớt, tiêu, chanh, muối, đường - Bộ gia vị (gv1)

Ngày 4: tc1 + đv1 + rc1 + gv1

Tổng cộng bạn có 20 thẻ hình, 20 thẻ chữ.

Bạn có thể để riêng thẻ của ngày 1, thẻ của ngày 2, ngày 3, ngày 4. Cũng có thể trộn vào nhau rồi chia ra làm các bộ mới mỗi bộ 5 thẻ.

Ngày thứ 5:

Giữ nguyên thẻ của ngày 1, ngày 2,ngày 3, ngày 4.

Thêm vào 5 thẻ hình-5 thẻ chữ mới: ví dụ: vàng, tím, đỏ, đen, trắng - Bộ màu sắc (ms1)

Ngày 5: tc1 + đv1 + rc1 + gv1 + ms1

Tổng cộng bạn có 25 thẻ hình, 25 thẻ chữ.

Bạn có thể để riêng thẻ của ngày 1, thẻ của ngày 2, ngày 3, ngày 4. Cũng có thể trộn vào nhau rồi chia ra làm các bộ mới mỗi bộ 5 thẻ.

Ngày thứ 6:

Bỏ 5 thẻ chữ, 5 thẻ hình của ngày thứ nhất ra, thêm vào 5 thẻ chữ, 5 thẻ hình mới.

Ngày 6: tc2 + đv1 + rc1 + gv1 + ms1 – thay bộ trái cây mới


Tổng cộng vẫn là 25 chữ và 25 hình.

Ngày thứ 7

Bỏ 5 thẻ chữ và 5 thẻ hình của ngày thứ 2 ra, thêm vào 5 thẻ chữ, 5 thẻ hình mới.

Ngày 7: tc2 + đv2 + rc1 + gv1 + ms1 – thay bộ động vật mới

Tổng cộng vẫn là 25 chữ và 25 hình.

Ngày thứ 8

Bỏ 5 thẻ chữ và 5 thẻ hình của ngày thứ 3 ra, thêm vào 5 thẻ chữ, 5 thẻ hình mới.

Ngày 8: tc2 + đv2 + rc2 + gv1 + ms1 – thay bộ rau củ mới


Tổng cộng vẫn là 25 chữ và 25 hình.

Ngày thứ 9

Bỏ 5 thẻ chữ và 5 thẻ hình của ngày thứ 4 ra, thêm vào 5 thẻ chữ, 5 thẻ hình mới.

Ngày 9: tc2 + đv2 + rc2 + gv2 + ms1 – thay bộ gia vị mới


Tổng cộng vẫn là 25 chữ và 25 hình.

Ngày thứ 10

Bỏ 5 thẻ chữ và 5 thẻ hình của ngày thứ 5 ra, thêm vào 5 thẻ chữ, 5 thẻ hình mới.

Ngày 10: tc2 + đv2 + rc2 + gv2 + ms2 – thay bộ màu sắc mới

Tổng cộng vẫn là 25 chữ và 25 hình.

Cứ như vậy các ngày tiếp theo. Lúc nào cũng có 25 thẻ chữ, 25 thẻ hình trong 1 ngày.

Một số lưu ý khi cầm thẻ :


- Cầm chắc để thẻ không xộc xệch khi tráo

- Tay cầm ở mép để không che phần hình, chữ, hay chấm ở mặt trước

- Tốc độ đảm bảo nhanh


  Các mẹ cứ đứng trước gương tập để sao cho góc độ bé nhìn là dễ nhất. Vì độ nghiêng của thẻ ảnh hưởng đến góc nhìn, ngửa lên 1 chút thì bé nhìn dễ, mẹ khó (bé ngồi) , hơi úp xuống thì mẹ đọc dễ, bé ko đọc được nếu bé ngồi, còn bé nằm thì ok.

1. Nguyên tắc dạy.

- Nhanh: để nâng cao tối đa sự tập trung chú ý của bé (thường được sử dụng trong kỹ thuật quảng cáo).

- Dừng lại trước khi trẻ muốn dừng: để nuôi dưỡng ý muốn học tập của bé.

- Bài học luôn là một thú vui: không quá dễ, không quá khó, không đơn điệu.

- Không thách đố, không kiểm tra: vì sẽ làm bé có cảm giác bị dồn ép, truy bức, đối phó. Dạy con giống như đem tặng 1 món quà, bạn kiểm tra con thì không khác j bắt người nhận quà phải trả tiền cho món quà đó.

- Luôn bắt đầu từ những thứ bé thích và làm được: kích thích ý muốn được bày tỏ của trẻ.

- Không đem bé ra biểu diễn (nhiều mẹ thích khoe con giỏi lắm, nhưng phải tôn trọng con nhé, xem con có thích biểu diễn cái giỏi của con cho người khác ko thì thể nào bé cũng ko chịu làm, và lần sau mẹ dạy cũng ko chịu học luôn)

2. Nhiệm vụ của người dạy:

- Yêu và hiểu trẻ, làm trẻ mến.

- Có ý thức rèn luyện ý chí tập luyện cho trẻ.

- Linh động và sáng tạo trong bài tập.

- Luôn tìm cách giới thiệu cho bé điều mới.

- Nghiêm khắc và dũng cảm xử lý khi trẻ quấy phá (bướng, không nghe lời).

3. Những điều nên tránh.


- Mặc cả: “Con làm đi rồi mẹ cho bánh” (sau đó mới lấy bánh ra).

- Khuyến khích tiêu cực: khi bé ngoan thì để bé chơi một mình, khi bé khóc thì chạy lại bế-dỗ!

- Ép bé học những kỹ năng bé chưa học nổi: phải quan sát ngôn ngữ cơ thể để đo lường xem bài có quá khó không.

- Khi bé bệnh là ngưng dạy hoàn toàn (bé sẽ bệnh hoài để khỏi phải học).

- Xóa lệnh: khi bé không thực hiện theo lệnh của bạn thì bạn phải bắt buộc bé làm (giúp toàn phần) nếu không bạn sẽ xóa mất bản năng nghe lời mà bạn đã thiết lập cho bé trong phần xây móng.

- Dùng những câu có tác dụng ngược (con khóc, các bà các mẹ hay dỗ "Ngoan nào, mẹ yêu"- vô tình khen lỗi của con).

- Thưởng ngay sau khi bé vừa chấm dứt ứng xử xấu (khóc) (con sẽ hiểu sai về phần thưởng) .

Các địa chỉ các mẹ có thể liên hệ để mua Flashcard cho con: (Tuy nhiên giá không rẻ, nếu các mẹ có máy in màu thì có thể tự làm cho con)

http://flashcarddaycon.vn/product.html
http://mgod.webtretho.com/forum/f2758/flashcard-cho-be-yeu-1332703/

Hoặc nếu dùng máy tính, các mẹ cho thể cho bé xem Flashcard online. Tuy nhiên, cách này k tốt cho mắt bé.

http://fcard.vn/index.php?option=com_content&view=category&id=54&layout=blog&Itemid=72

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét